
Phân biệt hệ màu CMYK và RGB
#Photography Basic
Hai hệ màu cơ bản nhất dùng trong thiết kế và nhiếp ảnh là hệ CMYK và hệ RGB, hay còn gọi là hệ 4 màu và hệ 3 màu.
Đầu tiên chúng ta nói về hệ RGB trước.
Hệ RGB:
Hệ 3 màu dùng cho hiển thị hình ảnh trên website, các loại thiết bị và màn hình. Người ta thường nói nó là hệ màu cộng vì dải màu nó hiển thị lớn hơn dải màu của hệ 4 màu CMYK. Các bưởi sẽ thắc mắc vì sao 3 màu lại thể hiện nhiều màu hơn 4 màu thì cái này liên quan nhiều tới in ấn chuyên sâu và quang phổ, chúng ta không cần đề cập ở bài này. Chỉ cần hiểu đại khái là hệ RGB là dải màu mà mắt người có thể nhìn thấy và thu nhận.
RGB là ký hiệu của 3 màu: Red, Green, Blue.
Màu mặc định khi máy ảnh chụp ra là hệ màu RGB. Ở một số máy nó còn phân ra là AdobeRGB và sRGB. AdobeRGB có dải màu lớn hơn sRGB và thích hợp để các bưởi hậu kỳ chuyên sâu. Tuy nhiên các bưởi chỉnh sửa bình thường thì chỉ cần chụp ở chế độ sRGB là đủ.
Khi đi rửa ảnh ở lab, hệ màu sử dụng là RGB.
Hệ CMYK:
Hệ 4 màu CMYK là hệ màu dùng cho in ấn, hay còn gọi là hệ màu trừ. Các máy in sẽ dùng 4 màu mực C, M, Y, K pha trộn lại để thể hiện hình ảnh. Chính vì thế nên không bao giờ hệ CMYK có thể sặc sở hơn hệ RGB vì tới giờ người ta vẫn chưa chế ra được cái máy in nào xịn hơn con mắt người.
Khi các bưởi đem ảnh ra in ấn poster, in photobook hoặc postcard, hệ màu sử dụng sẽ là hệ CMYK. Các máy in 4 màu cho ra lượng sản phẩm công nghiệp số lượng lớn hơn nhu cầu in ảnh nhỏ lẻ.
Vì hệ màu CMYK có dải màu nhỏ hơn RGB nên thường các sản phẩm in 4 màu có độ rực rỡ kém hơn ảnh in khá nhiều, gọi là tái màu.
Khi muốn chuyển từ hệ màu RGB sang CMYK thì có nhiều cách, nếu các bưởi dùng PS thì dùng lệnh này: Image/Mode/Chọn hệ màu.